Phương pháp dạy con biết xin lỗi

1921

Trẻ em là tương lai của đất nước, việc giáo dục đạo đức cho trẻ luôn được quan tâm hàng đầu. Để phát triển nhân cách cho trẻ, việc dạy con biết xin lỗi và tự chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái của bản thân là rất quan trọng. Tuy nhiên, một số phụ huynh thường dùng đòn roi để dạy con mỗi khi mắc sai phạm.

Điều này là phản khoa học và thậm chí mang lại tác dụng ngược. Việc giáo dục kỹ năng sống cho con cái cần “văn minh” hơn. Và có rất nhiều cách để giáo dục con cái mà không cần đến bạo lực mà cha mẹ có thể thực hiện.

Đó là những phương pháp nào hãy tiếp tục tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • Chỉ ra cho trẻ Hành vi nào là Sai

Mỗi trẻ đang mắc lỗi hãy nói với nó rằng hành động của nó đang làm là sai. Trẻ nhỏ hay nghịch ngợm chúng có thể chọc phá bạn bè, đánh nhau, đánh cắp đồ chơi,…nếu không dạy chúng đó là hành vị sai trái và không chấp nhận được, nếu bạn phớt lờ hành vi của chúng thì bạn đang củng cố cho con mình “hành vi xấu có thể chấp nhận và không có bất kỳ hậu quả tiêu cực nào”.

Chính điều đó làm trẻ trở nên thiếu trách nhiệm và ích kỷ. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ biết nhận thức hành vi của bản thân. Chính là bước đầu để giáo dục trẻ biết xin lỗi và chịu trách nhiệm cho sai lầm của bản thân.


Cha mẹ cần chỉ cho con biết thế nào là đúng sai

  • Để con chịu trách nhiệm vì lỗi lầm của mình

Khi đã chỉ ra cho trẻ hành vi sai trái, hãy để con xin lỗi và sửa lỗi. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên ép buộc những lời xin lỗi của bọn trẻ. Các bạn nên dạy trẻ tự giác xin lỗi và lời xin lỗi chân thành có thể dẫn đến sự tha thứ.

Lời xin lỗi “cưỡng bức” không thực sự thay đổi hành vi và chỉ làm cho đứa trẻ cảm thấy đáng xấu hổ và tức giận. Điều tốt nhất cần làm là để con bạn hiểu được những việc sai của chúng đã làm và giúp chúng tìm ra cách thay đổi.

Phụ huynh hãy hướng dẫn cho trẻ sửa lỗi của mình bằng hành động thiết thực. Điều đó, giúp trẻ tự nhận thức rằng bản thân phải chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình.

  • Thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân, làm tấm gương tốt

Trẻ con như trang giấy trắng, hàng ngày, chúng học hỏi và bắt chước mọi người xung quanh. Vì vậy, muốn dạy được con, trước hết hãy là người biết nhận lỗi và gánh vác trách nhiệm.

Nếu cha mẹ cứ đùn đẩy trách nhiệm: Tại anh, tại em hay tại ai thì cũng làm trẻ bị ảnh hưởng thói xấu này.

Nếu bạn sai hãy xin lỗi và sửa lỗi để làm gương cho con, ngay cả con cái của mình. Nhiều bậc phụ huynh nói rằng “Tôi đẻ nó ra tại sao phải xin lỗi nó”, “Cha mẹ cần gì phải xin lỗi con cái”, “Xin lỗi con cái rất mất mặt”… Có thể thấy được rằng những phụ huynh như vậy chưa nhận thức được “xin lỗi” cũng là cách tôn trọng con cái và cũng là cách dạy con cái tôn trọng bạn.

  • Đừng làm cho trẻ làm thấy bị bỏ rơi khi sai phạm

Không bao giờ để một đứa trẻ cảm thấy không được yêu thương vì đã làm điều gì đó sai trái. Có một câu ngạn ngữ như thế này: “Tôi yêu bạn, không phải hành vi của bạn.” Khi một đứa trẻ làm một hành vi mà bạn không thích, bạn cũng không nên nói những câu như: “Mẹ/cha không yêu con nữa”, “Tao không sinh ra mày”,…thậm chí là đánh đập trẻ. Những câu nói như vậy sẽ làm tổn thương tâm hồn chúng. Về lâu dài có thể khiến chúng trẻ nên bướng bỉnh và không nghe lời.

Không sợ sai, chỉ sợ sai không sửa. Khi trẻ sai lầm phụ huynh cần dạy con biết xin lỗi và tự chịu trách nhiệm chứ không phải dùng đòn roi. Chỉ có như vậy trẻ mới có thể hình thành được nhân cách tốt, gánh vác được những trách nhiệm lớn lao hơn khi chúng trưởng thành.

 Sưu tầm

Bình luận Facebook