Trong những ngày tết, điều các bạn nhỏ cần là quần áo đẹp, là giày dép xinh hay chính là văn hoá ứng xử trong giao tiếp.

Vào những ngày đầu năm mới, con được bố mẹ dẫn đến nhà ông bà họ hàng chúc tết và được nhận thật nhiều tiền mừng tuổi. Đây cũng là lúc mà những tình huống dở khóc dở cười bất ngờ ập đến. Con nhận lì xì nhưng chê tiền ít. Vừa nhận lì xì xong con đã mở ra xem ngay. Con quên mất cả cảm ơn và chúc tết khi không có bố mẹ bên cạnh nhắc nhở. Để những khoảnh khắc ngượng ngùng không phá tan niềm vui ngày tết, bố mẹ cần giúp con hiểu và dạy cho con văn hoá ứng xử khi đi chúc tết.

  1. Bố mẹ kể cho con về nguồn gốc của tục lì xì và ý nghĩa của nó.

Ngày xưa, khi ông Táo về chầu trời, quỷ dữ dưới trần thừa cơ làm loạn. Bọn chúng lẻn vào những nhà có trẻ nhỏ, xoa đầu chúng và gây bệnh tật. Nhiều đứa trẻ còn bị cướp đi. Để xua đuổi ma quỷ và chúc cho trẻ con khoẻ mạnh, người dân bỏ một đồng tiền gói trong giấy đỏ vào dưới gối của chúng. Quỷ dữ ùa vào nhà thấy đồng tiền sáng chói sẽ sợ hãi mà chạy mất. Đến ngày nay, tục lì xì đã trở thành tiền mừng tuổi mà người lớn cho trẻ nhỏ với ý chúc khoẻ mạnh, ăn mau chóng lớn.

Với sự giải thích của bố mẹ, trẻ sẽ hiểu tiền lì xì mang ý nghĩa mừng tuổi, là tình cảm yêu mến mà người lớn dành cho trẻ nhỏ chứ không mang nặng ý nghĩa về vật chất. Do đó trẻ không được kỳ vọng về số tiền mà mình nhận được.

  1. Thái độ và cách ứng xử khi được mừng tuổi

Người lớn thường mong con, cháu mình khỏe mạnh, học giỏi, và với số tiền may mắn đầu năm này, trẻ sẽ có thêm tiền mua sách vở phục vụ cho học tập. Tuy nhiên, một số trẻ sống quá thực dụng và coi trọng vật chất. Khi được người lớn lì xì là mở bao luôn và bĩu mỗi: “Sao ít thế?”. Có trẻ được tặng sách lại hậm hực: “Đã bảo thích siêu nhân rồi thế mà lại đi mua sách, con chả thích đâu”…

Đây chính là lỗi giáo dục từ việc gia đình chưa dạy con biết giá trị của quà tặng. Mỗi một món quà đều chứa đựng một lời chúc thành công và may mắn, món quà đó có thể ngay tại thời điểm này, con bạn chưa cần đến hoặc không thích nhưng đó là tình cảm mà người tặng, người lớn tuổi

Khi nhận được mừng tuổi, các bạn nhỏ phải bày tỏ thái độ biết ơn và chúc tết lại người lớn. Bố mẹ có thể giúp bé suy nghĩ một vài câu chúc đơn giản phù hợp với từng đối tượng. Nếu chúc các cô thì chúc “năm mới đẹp rạng ngời tươi tắn”, gặp chú bác thì chúc “phát tài phát lộc” hay gặp người lớn tuổi thì nên là “sức khoẻ dồi dào, sống lâu trăm tuổi”.

Lúc nhận lì xì bé phải khoanh tay lễ phép cảm ơn. Bố mẹ lưu ý cho bé không được mở lì xì trước mặt người lớn. Không dè bỉu chê bai nếu biết tiền ít. Giúp bé thực hành ứng xử ở nhà để bé có thể thực hiện ngay cả khi không có bố mẹ bên cạnh nhắc nhở.

hơn con mình trao, thì việc yêu mến món quà đó, cũng như cảm thấy hạnh phúc khi được tặng quà, được quan tâm là điều trẻ cần phải biết và tôn trọng. Giá trị của vật chất không thể quy đổi thành tiền bạc – đó là bài học về tình yêu thương mà cha mẹ nên dạy con khi con còn nhỏ.

  1. Cách giữ gìn, quản lý và sử dụng tiền lì xì:

Tết có lì xì trong tay bạn nào cũng vui vì bản thân sở hữu món tài sản nho nhỏ có thể mua những thứ mình thích. Đây chính là cơ hội để các bạn tập tành giữ gìn, quản lý và sử dụng tiền hợp lý.

Lập quỹ tiết kiệm cho một mục tiêu xa:

Thay vì thu lại toàn bộ số tiền, bố mẹ định hướng cho con để dành tiền để mua thứ con thích. Đó có thể là chiếc xe đạp để vài năm nữa sẽ tự mình đến trường. Hay chiếc tủ sách cùng thật nhiều truyện thiếu nhi. Trẻ tích luỹ tiền trong heo đất hoặc gửi ngân hàng theo gói tiết kiệm của trẻ em có người giám hộ.

–  Tập sử dụng tiền như một người lớn:

 Các bạn nhỏ có quyền sử dụng số tiền ngay sau tết nhưng phải bàn bạc và công khai với cả nhà mục đích sử dụng. Với sự góp ý của bố mẹ và anh chị, bạn sẽ hiểu số tiền có đang được sử dụng hợp lý hay không. Bạn sẽ được gợi ý mua đồ dùng học tập, sách vở hay thậm chí đồ đạc trong nhà với vị trí một thành viên gia đình.

Lên kế hoạch chi tiêu cho cả năm

Nếu bạn nhỏ biết rằng toàn bộ số tiền lì xì bạn nhận được sẽ là tiền tiêu vặt của bạn cả năm thì bạn sẽ làm thế nào? Ngay lập tức bố mẹ đóng vai người hướng dẫn các bạn lên kế hoạch chi tiêu từng tháng. Với mỗi tháng kế hoạch hoạt động của các bạn sẽ khác nhau do đó tiền chi tiêu cũng có thể khác nhau. Tháng hè với những hoạt động vui chơi chắc chắn sẽ cần chi nhiều hơn các tháng trong năm học. Với những dự tính chi tiêu đó, các bạn sẽ biết cân đo tính toán sử dụng hợp lí số tiền hạn chế của mình.

  1. Hướng dẫn con nói lời chúc Tết: 

Rất nhiều trẻ khi đi chúc Tết cùng bố mẹ chỉ biết chào và không biết phải chúc Tết thế nào. Thực ra, đây chỉ là kĩ năng giao tiếp mà cha mẹ hoàn toàn có thể dạy con cái. Nếu trẻ nhát, rụt rè khi gặp người lạ, bạn có thể từ từ hướng dẫn cho bé quen dần với phản xạ giao tiếp nhưng nếu đó là thói quen của trẻ thì bạn cần tập cho trẻ biết cách nói lời chúc Tết.

Trước khi đến nhà ai đó, bạn có thể soạn sẵn cho con lời chúc rồi cho con tập nói trước khi đi. Dần dần, con sẽ biết với người già, với vợ chồng mới cưới hay với các anh các chị thì cần những lời chúc thế nào cho phù hợp. Những lời chúc tuy chỉ là lời nói rất ngắn gọn và súc tích nhưng nếu bạn quan sát bạn sẽ thấy người lớn rất chú ý và rất vui khi nhận lời chúc từ một cô bé, cậu bé, bởi sự hồn nhiên, trong sáng và cả tình cảm chứa đựng trong đó nữa.

5. Ứng xử lúc ăn uống:

Hầu hết ngày Tết, chủ nhà thường giữ khách lại để cùng ăn cơm với gia đình. Người lớn có thể nhâm nhi chén rượu hoặc uống cốc bia vui xuân, nhưng trẻ em vốn phản xạ theo tự nhiên, khi đã ăn no rồi, trẻ sẽ nhất quyết từ chối. Có trẻ sẽ quậy phá trong bữa cơm, có trẻ sẽ ngồi im nhìn mọi người bằng khuôn mặt khá phụng phịu.

Cách giải quyết tốt nhất cho tình huống này chính là bố mẹ chủ động mang theo trò chơi cho bé chơi hoặc cho con ra xem ti vi, ngồi đợi bố mẹ. Đối với trẻ ăn ngậm, ăn chậm hoặc lười ăn, bạn có thể cho con ăn ít, về nhà ăn tiếp. Không nên ép con ăn, nhất là khi mình là khách đến chơi.

6. Dạy con làm một người chủ nhà rộng lượng:

Điều đầu tiên cha mẹ nên dạy cho con ngôn từ lễ phép cùng những lời chúc hay trong ngày Tết. Bạn có thể dạy con cách chúc Tết người lớn tuổi như ” con chúc mọi người một năm mới tốt lành”. Ngoài ra bạn cần cho bé học cách tiếp đãi khách như mang nước và bày đồ ăn tùy vào khả năng của trẻ. Đối với những trẻ có độ tuổi nhỏ cần chú ý vào thái độ để bé lễ phép hơn khi khách hỏi cần phải trả lời trung thực và luôn thể hiện thái độ vui vẻ. Khi cha mẹ đang nói chuyện với khách không được xen ngang, nô đùa ầm ĩ, không được tranh luận hay bình phẩm với khách.

Cha mẹ cũng cần chú ý quan sát trẻ, kịp thời ngăn chặn những hành động không tốt của trẻ như chuyển chủ đề cho trẻ quên đi. Đồng thời bạn dạy trẻ cách lịch sự khi tiễn khách, thể hiện cảm tình như “cô chú lần sau lại tới nhà cháu chơi”… Cha mẹ cần chú ý không nhận xét sau khi khách đã về. Điều này khiến trẻ rất dễ học theo thói quen nói xấu sau lưng người khác.

  1. Dạy con trở thành một người khách được yêu mến:

Khi đi đâu cha mẹ đừng bao giờ ngại dẫn trẻ đi theo vì việc dạy trẻ làm khách là một việc rất tốt. Đầu tiên hãy cho trẻ biết con sắp đi đâu, con cần xưng hô với người ở đó như thế nào. Đồng thời khi đối mặt với hoàn cảnh lạ, trẻ sẽ không cảm thấy sợ hãi, ngượng ngùng. Cha mẹ cần chủ động dẫn trẻ vào giới thiệu với chủ nhà, giúp trẻ cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng. Bất kể khi đến nhà bạn nhỏ hay người lớn, trẻ đều phải chủ động nói lời chào trước. Trẻ cũng nên biết nói lời cám ơn khi nhận được sự tiếp đãi nhiệt tình của chủ nhà.

Tết 2024 sắp đến rồi, bố mẹ đừng chỉ chuẩn bị về mặt vật chất cho con mà quên mất mặt tinh thần thiết yếu. Văn hoá ứng xử khi đi chúc tết hay cách quản lý tiền lì xì cũng là những kỹ năng sống cơ bản mà con cần học và thực hành ngay từ nhỏ. Hiểu về tinh thần của tiền mừng tuổi, ứng xử tinh tế với người lớn hay trân trọng tiền lì xì là những bước đi vững vàng giúp con ngày một khôn lớn./.

Bình luận Facebook