Dạy trẻ những Phong Tục Trong Ngày Tết

1854

Thông thường, trẻ em nào cũng mong chờ mau tới Tết để được xúng xính váy áo, ăn những món ăn ngon và nhận lì xì từ những người thương yêu. Nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại, lại càng có ít trẻ em thực sự hiểu rõ về ý nghĩa thực sự của những phong tục ngày Tết.

Dạy bé về ý nghĩa thực sự của phong tục ngày tết bên gia đinh

Để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán sắp đến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem làm cách nào để cha mẹ có thể dạy bé những phong tục ngày Tết một cách đơn giản mà vẫn đầy đủ ý nghĩa nhất.

  • Dạy bé dọn dẹp nhà cửa đón Tết: Bằng cách phân công cho bé những công việc nhỏ như dọn dẹp đồ chơi, gấp quần áo, lau bàn học… cha mẹ có thể vừa làm vừa dạy bé nguyên nhân tại sao các gia đình thường dọn nhà để đón Tết. Làm cùng với bố mẹ cũng giúp tình cảm gia đình bạn thêm gắn bó và dạy cho con hiểu được giá trị của ngôi nhà.

 

  • Dạy bé về các món ăn ngày Tết:Bánh chưng, thịt đông, hành muối … là những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Nếu có điều kiện, bạn hãy cho bé tham gia vào các công đoạn của việc gói bánh chưng. Đó có thể chỉ là việc rửa hay lau lá dong nhưng chắc chắn sẽ để lại nhiều niềm vui thích cho bé. Nếu gia đình không có điều kiện, bạn cũng có thể cùng bé làm mứt Tết. Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi vừa làm vừa được nghe bạn kể về sự tích Bánh chưng bánh giày, về Cây Nêu ngày Tết hay những tập tục thú vị khác.

Phong tục và món ăn truyền thống trẻ nên biết

  • Dạy bé về phong tục cúng tổ tiên đêm giao thừa: Bạn có thể nói với bé rằng đêm giao thừa cũng giống như ngày lễ tổng kết năm học của bé, và thời khắc cuối cùng của một năm cũ qua đi và chuẩn bị đón năm mới đến được gọi là Giao thừa. Tục lệ cúng Giao thừa cũng là để con người cảm ơn trời, đất, chính vì thế mà đây là những giờ phút linh thiêng và quan trọng không thể thiếu mỗi khi Tết đến.

 

  • Dạy bé chúc Tết:Các mẹ có thể tranh thủ những khi cùng bé làm việc nhà hoặc vào những giờ kể chuyện trước khi đi ngủ để dạy bé về phong tục này. Bạn cần nhấn mạnh rằng, chúc Tết là phong tục thể hiện sự kính yêu của con cháu với người lớn trong gia đình. Bạn cũng cần dạy bé tùy vào độ tuổi mà có lời chúc thích hợp, ví dụ với ông bà thì chúc “khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi”, với người lớn thì chúc “sức khỏe dồi dào, làm ăn phát tài”, với anh/chị thì chúc “hạnh phúc, may mắn!
  • Dạy bé về phong tục nhận lì xì: Khi đến thăm nhà những người thân quen và bé nhận được tiền mừng tuổi từ mọi người, bạn hãy giải thích ý nghĩa của khoản tiền mừng tuổi và giải thích cho bé về tình yêu thương mọi người dành cho bé. Dạy bé về phong tục nhận lì xì cũng là một cơ hội để dạy bé về sự tri ân. Khi bé nhận được lì xì từ người thân, bạn hãy gợi ý cho bé “Khi con được nhận lì xì thì con sẽ làm gì nhỉ?” hay “Con quên gì rồi nhỉ? Ông lì xì cho con thì con phải làm gì?”
  • Thả cá chép ngày ông Công ông Táo, bày mâm ngũ quả, đi chùa hay làm bánh chưng ngày Tết là những nét đẹp văn hóa của Tết truyền thống. Nhưng một số trẻ em ngày nay lại ít có kiến thức về những vấn đề này. Vì thế, để bé có hiểu biết sâu sắc hơn về ngày Tết dân tộc bạn nên cho con có những trải nghiệm thật vui vẻ với các phong tục đó. Với những câu chuyện kể trong mâm cơm gia đình, những lần giúp đỡ bố mẹ mỗi dịp Tết đến, những phong tục đó sẽ dần dần trở thành một thói quen và truyền thống mà bé hết lòng trân trọng khi trưởng thành. 
  • Phụ huynh có thể vào  link bên dưới để xem nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Website: https://hockiquandoi.net/anh-ngu-syc/

Facebook: https://www.facebook.com/anhvansyc

sưu tầm

Bình luận Facebook