Nút dây là thao tác dùng dây để buộc, thắt, bện, đan hoặc để trang trí. Nó có thể gồm có một đoạn hoặc nhiều đoạn dây thừng, dây lạc, dây rừng,…có khả năng quấn vào chính nó hay vào một vật nào đó gọi là “tải trọng”.
Có vô số các loại nút dây khác nhau và mỗi nút dây có những đặc tính riêng và thích hợp cho một phạm vi công dụng nào đó. Một số nút dây rất thích hợp để buộc vào các vật đặc biệt như dây thừng khác, cọc, vòng khoen. Những nút dây khác được tạo ra để buộc chặt quanh một vật. Các nút dây trang trí thường là các nút dây được thắt vào chính chúng để tạo ra một hình thể hấp dẫn nào đó. Chọn đúng nút dây cho một công việc đang làm là một trong những khía cạnh cơ bản nhất trong việc sử dụng nút dây thành thạo.
Nút dây rất cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà, vui chơi giải trí, nghiệp vụ, và công nghệ. Thậm chí những hoạt động đơn giản như chở một tải trọng nào đó từ tiệm bán đồ sắt về nhà có thể gây ra tai họa nếu thắt một nút dây vụng về. Nút dây có thể cứu được những người khám phá hang động khỏi bị sơ ý chôn vùi dưới hàng triệu tấn đất đá. Bất cứ hoạt động gì, thí dụ như đi thuyền buồm trên mặt nước hoặc leo núi trên một vách đá, việc học các nút dây đã được thử nghiệm trước khi thực hiện các hoạt động nguy hiểm này sẽ làm tăng được độ bảo vệ an toàn cá nhân. Ngoài sự an toàn, các nút dây thích hợp cũng giúp tránh phải bắt buộc cắt dây.
TRUNG TÂM THANH THIẾU NIÊN MIỀN NAM
GIỚI THIỆU 30 NÚT DÂY CƠ BẢN THƯỜNG GẶP
Nội dung chính
- 1. NÚT CHỊU ĐƠN.
- 2. NÚT CHỊU KÉP.
- 3. NÚT SỐ 8.
- 4. NÚT CHÂN CHÓ
- 5. NÚT MỎ CHIM.
- 6. NÚT THÒNG LỌNG
- 7. NÚT DẸT.
- 8. NÚT BÒ
- 9. NÚT THỢ DỆT.
- 10. NÚT NỐI CHỈ CÂU.
- 11. CARICK ĐƠN
- 13. NÚT THUYỀN CHÀI.
- 14. NÚT BỒ CÂU ( Căng lều ).
- 15. NÚT KÉO GỖ.
- 16. NÚT SƠN CA.
- 17. NÚT GHẾ ĐƠN. ( Nút cấp cứu )
- 18. NÚT CHÂN NGỖNG
- 19. NÚT MÓC XÍCH
- 20. NÚT HOA ĐAN
- 21. HOA ĐAN 3 CÁNH 22. HOA ĐAN 4 CÁNH 23. NÚT CÚC ÁO NHẬT BẢN
- 24. NÚT VẤN NGẮN( ráp cậy dọc )
- 25. NÚT VẤN DÀI
- 26. RÁP CÂY CHỮ THẬP.
- 27. RÁP CÂY CHỮ NHÂN.
- 28. RÁP CHẠC BA.
- 29. BỆN VÁN SÀN
- 30. GHẾ XÍCH ĐU
1. NÚT CHỊU ĐƠN.
– Không cho một đầu dây chui qua một lỗ nhỏ.
– Dùng làm điểm tựa để kéo một vật.
2. NÚT CHỊU KÉP.
– Công dụng giống nút chịu đơn nhưng chắc chắn hơn
3. NÚT SỐ 8.
– Giống như nút chịu đơn, nhưng do có xoắn thêm một vòng nên chắc chắn hơn.
– Dùng làm thang dây.
4. NÚT CHÂN CHÓ
– Dùng để thâu dây
– Nút chân chó còn giúp ta lấp đi một chỗ sờn ở giữa của thân dây.
5. NÚT MỎ CHIM.
– Dùng để nối thật nhanh 2 đầu dây mềm. Rất chắc chắn nhưng khó tháo
6. NÚT THÒNG LỌNG
– Dùng để bắt súc vật, neo dây vào một khoen sắt hoặc buộc siết một vật.
7. NÚT DẸT.
– Là nút nối thông dụng nhất thế giới.
– Dùng để nối hai đầu dây có tiết diện bằng nhau
– Dùng buộc đồ, gói hàng, buộc kết thúc dây băng cứu thương.
8. NÚT BÒ
– Do cách làm sai của nút Dẹt
– Dùng để buộc dây kẽm gai hàng rào.
9. NÚT THỢ DỆT.
– Dùng để nối chỉ dệt, nối 2 đầu dây không bằng nhau.
– Dùng để buộc góc mái lều có may sẵn vòng dây vải.
THỢ DỆT KHÓA SỐNG
10. NÚT NỐI CHỈ CÂU.
– Dùng để nối chỉ câu, nối 2 đầu dây trơn bằng nhau.
– Dùng để kéo màn sân khấu hay rạp hát.
NỐI CHỈ CÂU KHÓA SỐNG
11. CARICK ĐƠN
CARICK KÉP
– Dùng để nối 2 đầu dây bằng nhau
12. NÚT CHẠY. ( Căng lều ).
– Được sử dụng thường xuyên nhất cho những góc lều với cọc nhỏ.
– Trường hợp dây ngắn vẫn làm được.
13. NÚT THUYỀN CHÀI.
– Dùng để neo thuyền vào cọc trên bờ, dùng để buộc đầu gậy lều.
– Khởi đầu cho tất cả các nút ráp nối cây.
14. NÚT BỒ CÂU
( Căng lều ).
– Khi cần tăng lều ở một độ căng tối đa mà chỉ có một người làm, ta nên
thực hiện nút này.
– Thường thì với gậy chính của sống lều, ta dùng nút này để buộc vào cọc
chính.
15. NÚT KÉO GỖ.
– Dùng để kéo gỗ, chức năng xiết như nút thòng lọng.
– Ứng dụng để căng dây phơi đồ hoặc mắc võng vào thân cây.
16. NÚT SƠN CA.
– Dùng để treo phần giữa dây lên một xà ngang hoặc buộc xiết một bó củi
lớn để kéo đi.
17. NÚT GHẾ ĐƠN. ( Nút cấp cứu )
– Dùng để kéo một người từ dưới sâu lên hay thả một người từ trên cao xuống.
18. NÚT CHÂN NGỖNG
Sau khi sử dụng nút chạy xong mà còn dư dây nhiều thì ta làm nút chân
ngỗng , cho dây nằm gọn dọc theo thân dây.
19. NÚT MÓC XÍCH
Dùng để thu ngắn dây, trang trí dây đeo. Là sự kết hợp của nhiều nút
thòng lọng.
20. NÚT HOA ĐAN
21. HOA ĐAN 3 CÁNH
22. HOA ĐAN 4 CÁNH
23. NÚT CÚC ÁO NHẬT BẢN
24. NÚT VẤN NGẮN( ráp cậy dọc )
– Dùng để ráp 2 cây ngắn thành 1 cây dài theo chiều dọc.
Cách1 : Khởi đầu bằng nút thuyền chài
Cách 2 : Khởi đầu bằng nút thòng lọng
25. NÚT VẤN DÀI
26. RÁP CÂY CHỮ THẬP.
– Dùng để ráp 2 cây theo thế vuông góc với nhau giống hình chữ thập.
– Khởi đầu bằng nút thuyền chài, hoặc thòng lọng.
27. RÁP CÂY CHỮ NHÂN.
– Dùng để ráp 2 cây chéo nhau hoặc ráp 2 cây vuông góc với nhau nhưng
cách cột nút theo hình chéo chữ nhân.
– Khởi đầu bằng nút thuyền chài, hoặc thòng lọng.
28. RÁP CHẠC BA.
– Dùng để ráp 3 cây bằng nhau lại thành một kiềng 3 chân.
– Khởi đầu bằng nút thuyền chài, hoặc thòng lọng.
– Khi làm thủ công trại thì nút chạc ba là nút rất thường gặp.
29. BỆN VÁN SÀN
30. GHẾ XÍCH ĐU
Tổng hợp: Duy Duẫn