Cẩm nang HỎI – ĐÁP về Học kỳ quân đội

16595

Học kỳ quân đội tạo cơ hội cho các em có một kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú, đưa các em vào môi trường quân đội để được trải nghiệm và giao lưu học hỏi, rèn luyện ý chí, nghị lực của người chiến sỹ quân đội qua đó lĩnh hội các giá trị sống, tích lũy kinh nghiệm kỹ năng sống cơ bản, giúp các em tự tin, năng động, chủ động hòa nhập và phát triển trong xã hội hiện đại. Để giúp phụ huynh hiểu hơn về Học kỳ quân đội, Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (viết tắt SYC) thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổng hợp cẩm nang hỏi – đáp về Học kỳ quân đội:

1. Học kỳ quân đội là gì?

  • Học kỳ quân đội là mô hình giáo dục tổng hợp dành cho thanh thiếu niên thông qua chương trình rèn luyện trải nghiệm thực tế trong môi trường Quân đội.
  • Học kỳ quân đội đào tạo và huấn luyện kỹ năng thực hành xã hội, ý thức trách nhiệm đối với xã hội và gia đình và góp phần định hướng nhân cách cho thanh thiếu nhi.

2. Nội dung của Học kỳ quân đội?

  • Nội dung huấn luyện của Học kỳ quân đội xây dựng dựa trên sự tương tác giữa môi trường quân đội và các em thanh thiếu nhi. Môi trường được tạo ra có các yếu tố đặc trưng là tính kỷ luật, tính tập thể và tính tự giác, tự lập.
  • Tập trung vào 3 nội dung huấn luyện chính: Nội dung Quân sự, Nội dung Kỹ năng và Nội dung bổ trợ .

         * Nội dung quân sự (60%)Bao gồm các nội dung huấn luyện với mục tiêu giúp các học viên trở thành những người lính thực thụ, với bản lĩnh ý chí kiên định, kỷ luật thép và tinh thần đồng chí đồng đội cao cả, thiêng liêng.

          * Nội dung kỹ năng sống (30%): Đây là nội dung nhằm trang bị cho các học viên những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, rèn luyện ý chí và định hướng nhân cách, lối sống cho các chiến sĩ, nhằm giúp các chiến sĩ tạo lập bản thân tốt nhất trong các môi trường, hoàn cảnh khác biệt.

         * Nội dung bổ trợ (10%)Các hoạt động về văn thể mỹ, thể thao, tăng gia sản xuất, vui chơi giải trí lành mạnh. Nhằm hình thành các thói quen tốt, đồng thời để gắn kết tình cảm và xoa dịu nổi nhớ nhà của các em.

3. Giá trị của Học kỳ quân đội mang lại?

  • Sân chơi để các em được vui vẻ, học hỏi, tự tin thể hiện bản thân.
  • Rèn luyện tinh thần mạnh mẽ, nhanh nhẹn, nề nếp, kỷ luật từ đó xây dựng thói quen tốt cho bản thân.
  • Hiểu chính bản thân, để từ đó biết cách xây dựng, xử lý các mối quan hệ.
  • Nhận thấy giá trị to lớn từ tinh thần đồng đội tạo nên sự thành công trong cuộc sống
  • Yêu thương gia đình, quý trọng giá trị hiện hữu
  • Thúc đẩy động lực giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống.
  • Xác định mục tiêu, tầm nhìn cho bản thân.
  • Trang bị thêm kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trước mọi vấn đề .
  • Hiểu thêm truyền thống, giá trị lịch sử của dân tộc.
  • Chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
  • Vượt qua nỗi sợ hãi trong cuộc sống, rèn luyện tinh thần thép cho bản thân.

4. Học kỳ quân đội ở Việt Nam?

  • Học kỳ quân đội được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2008 do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam – viết tắt SYC, đơn vị thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, xây dựng chương trình và tổ chức thử nghiệm cho 84 học viên tại Trung đoàn bộ binh 88, sư đoàn 302, Quân khu 7. Chương trình này đã gây tiếng vang lớn trong xã hội về phương pháp giáo dục kỹ năng đạo đức lối sống kết hợp với giáo dục quân sự. Năm 2009, SYC tiếp tục tổ chức thành công học kỳ quân đội bộ binh và học kỳ quân đội Hải quân cho 300 em.
  • Từ những thử nghiệm HKQĐ thành công này, năm 2010 được sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam đã tổ chức tập huấn và chuyển giao phương pháp tổ chức mô hình HKQĐ cho tất cả các tỉnh, thành trên cả nước.
  • Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam là đơn vị duy nhất tại Việt Nam liên tục tổ chức HKQĐ từ năm 2008 đến nay với đối tượng học viên tham gia từ nhiều tỉnh, thành trong nước và tổ chức các lớp HKQĐ tại nhiều đơn vị quân đội thuộc các quân chủng Bộ binh, Hải quân, không quân.

5. Chương trình Chiến sỹ tí hon có gì giống và khác chương trình Học kỳ quân đội?

  • Giống: Hình thức đào tạo của cả hai chương trình tập trung, ở nội trú, nội dung huấn luyện dựa trên 3 hoạt động về quân sự, kỹ năng và hoạt động bổ trợ.
  • Khác: + Độ tuổi: Chiến sỹ tí hon dành cho các học từ 7 đến 11 tuổi, còn Học kỳ quân đội dành cho các học viên từ 12 đến 18 tuổi.
               + Địa điểm huấn luyện: Học kỳ quân đội được huấn luyện tại các đơn vị quân đội  chính quy cùng sinh hoạt tập luyện trong môi trường giống các chú bộ đội do trung tâm phối hợp các đơn vị quân đội thực hiện. Còn các lớp chiến sỹ tí hon do chưa đủ tuổi vào môi trường quân đội nên được huấn luyện tại các cơ sở huấn luyện của trung tâm tại Bình Tân và Vũng Tàu và có thời gian ngắn tham quan trải nghiệm ở đơn vị quân đội (tùy lớp).

6. Nữ có tham gia được chương trình Học kỳ quân đội không?

  • Chương trình học kỳ quân đội của Trung tâm Thanh thiêu niên miền Nam không giới hạn về giới tính, vì vậy nữ vẫn tham gia học kỳ quân đội bình thường . Về giới tính, các khóa Học kỳ quân đội trong hơn 10 năm nay của SYC có tỷ lệ khoảng 60% nam – 40% nữ.

7. Những tỉnh, thành nào được đăng ký tham gia Học kỳ quân đội tại Trung tâm SYC? 

  • Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam nhận học viên ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, phụ huynh có thể đăng ký online và liên hệ với cho trung tâm để hoàn thành thủ tục đăng ký. Những phụ huynh ở xa, trước ngày tập trung phụ huynh có thể đến trước 1 ngày, trung tâm sẽ bố trí chổ ngủ cho cả phụ huynh và học viên.

8. Các biện pháp đảm bảo an toàn cho học viên tham gia chương trình như thế nào?

  • Khi tham gia chương trình tại trung tâm SYC, học viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của BTC chương trình. Các học viên sẽ được phân về các tiểu đội, trung đội và đại đội. Mỗi tiểu đội có từ 15 – 20 học viên, ngoài các chú cán bộ khung tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đại đội trưởng là bộ đội, thì mỗi tiểu đội có thêm 2 anh/chị điều phối viên phụ trách.
  • Khu nghỉ ngơi, vệ sinh của nam và nữ tách biệt nhau, xung quanh khu nhà ở đều có người trực đảm bảo an toàn 24/24. Khu ở nữ do các chị nữ điều phối viên quản lý và ở chung.
  • Các nội dung huấn luyện trên không luôn có dây bảo hộ, các nội dung huấn luyện vật cản, thể lực đều có các phương án đảm bảo an toàn, khi tham gia các hoạt động dưới nước, tắm biển bắt buộc tất cả các học viên đều phải được mặc áo phao.
  • Ngoài y tế của các đơn vị quân đội, tất cả chương trình của Trung tâm luôn có bộ phận y tế, tư vấn tâm lý túc trực, bám sát, theo dõi về cả sức khỏe, dinh dưỡng và tinh thần của học viên.
  • Tất cả các học viên tham gia đều được tham gia bảo hiểm tai nạn của các đơn vị bảo hiểm.

9. Điều kiện ăn nghỉ của học viên như thế nào?

  • Tại đơn vị bộ đội: Ngoài cơ sở vật chất sẵn có của đơn vị bộ đội, Trung tâm SYC luôn trang bị thêm vật chất mang theo chương trình gồm: chăn, màn, chiếu, gối cấp phát cho học viên và được giặt sạch sau mỗi lớp huấn luyện, phòng tắm di động dành cho học viên nữ, quạt, nước suối đóng bình, xà bông giặt đồ, dầu rửa chén, các thiết bị chùi rửa và dọn vệ sinh, …vv. Trung tâm đảm bảo cơ sở vật chất thoáng mát, sạch sẽ, thức ăn, nước uống an toàn cho học viên.
  • Các món ăn của học viên được trung tâm chọn lọc kỹ lưỡng, thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn; khẩu phần ăn của học viên luôn cao hơn khẩu phần ăn của bộ đội, ngoài ba bữa ăn chính, trung tâm còn bố trí bữa ăn phụ trước khi đi ngủ để đảm bảo sức khỏe của học viên.
  • Tại địa điểm huấn luyện SYC:có hệ thống cơ sở vật chất hoàn chỉnh cho huấn luyện và đào tạo. Gồm trụ sở giao dịch tại 212 Nguyễn Đình Chiểu Quận 3-TP HCM, Trung tâm huấn luyện rộng 1,8ha tại Khu đô thị mới Vĩnh Lộc-quận Bình Tân và trung tâm huấn luyện dã ngoại biển rộng 1,4ha tại khu vực bãi sau, đường Thùy Vân thành phố Vũng Tàu. Tại đây các học viên được ngủ giường nệm, phòng máy lạnh, từ 6 – 10 học viên/ 1 phòng, khu vệ sinh khép kín bên trong phòng, sân huấn luyện cắm trại và nhà tổ chức hoạt động đa năng,
 

10. Học Kỳ Quân Đội Nâng Cao – Thiếu Niên Anh Hùng có gì khác?

  • Đây là một chương trình huấn luyện đặc biệt với kỷ luật nghiêm ngặt, hoạt động thể lực nặng, huấn luyện hành quân sinh tồn hà khắc. Ngoài các nội dung huấn luyện trong đơn vị Quân đội thì Học kỳ Quân đội Nâng cao – Thiếu Niên Anh Hùng, có 3 ngày huấn luyện dã ngoại tại Tp. Vũng Tàu, đây là nội dung mà rất nhiều chiến sĩ thích thú, mong chờ. Các chiến sĩ có một ngày huấn luyện thử thách tổng hợp tại KDL Hồ Mây, ở đây các chiến sĩ phải nỗ lực hết mình để vượt qua thử thách khó khăn của ban huấn luyện, yêu cầu các chiến sĩ phải có một ý chí sắt đá, một tinh thần thép, nỗ lực phi thường cộng với sức bền và sức rướn của bản thân để vượt thử thách. 

11. Các lớp Chiến Sỹ Tí Hon giống và khác nhau như thế nào?

  • Các lớp chiến sỹ tí hon cơ bản và chiến sỹ tí hon nâng cao, nội dung giống nhau khoãng 50%,  giống nhau về nội dung huấn luyện nền nếp, kỷ luật, ý thức, trách nhiệm và thể chất…, khác nhau tùy theo từng chủ đề của từng lớp.
  • Các lớp tí hon cơ bản tổ chức tại 1 địa điểm, điều kiện hậu cần bảo đảm và thời gian 6 ngày phù hợp các em nhỏ học (xong lớp 1 trở lên), các lớp tí hon nâng cao tổ chức 2 địa điểm, cơ sở của Trung tâm tại TP.HCM và Vũng Tàu, phải di chuyển ô tô và có 3 ngày hoạt động ở Vũng Tàu, phù hợp các em lớn (học lớp 3) và có sức khỏe tốt. 
  • Chiến sỹ tí hon Rèn luyện chính tôi: Chú trọng rèn luyện thói quen hàng ngày cho chiến sỹ nhí như tự lập, tự chăm sóc sức khỏe bản thân, xử lý các vấn đề sức khỏe, bệnh tật thông thường, biết tự chuẩn bị bữa ăn đơn giản cho bản thân khi cha mẹ vắng nhà, học các thao tác tự bảo vệ trong một số tình huống thường gặp.

  • Chiến sỹ tí hon Tự vệ thoát hiểm: Chú trọng trang bị kiến thức về PCCC và thực hành kỹ năng thoát hiểm trong tình huống gặp hỏa hoạn, các kiến thức phòng tránh bị đuối nước và thực hành, các tư thế tự bảo vệ và thoát hiểm trong các tình huống nguy hiểm thường gặp trong cuộc sống.

  • Chiến sỹ tí hon Nâng tầm bản thân: Chú trọng rèn luyện thói quen văn minh lịch sự như kỹ năng ăn uống, dự tiệc, thực hành dùng tiệc buffet; học làm người văn minh lịch sự và kỹ năng giao tiếp cơ bản

  • Chiến sỹ tí hon Sống biết chia sẻ: Chú trọng rèn luyện ý thức biết quan tâm đến người khác trách nhiệm chia sẽ công việc trong gia đình với ba mẹ, phụ giúp việc gia đình, biết quan tâm đến những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn để thấy rằng mình được sống hạnh phúc, đầy đủ hơn rất nhiều bạn khác.

  • Chiến sỹ tí hon nâng cao – Chinh phục thử thách Thách thức giới hạn: Chú trọng rèn luyện ý chí, thể lực để vượt qua các khó khăn thử thách, ý thức trách nhiệm với môi trường và cộng đồng xung quanh, các kỹ năng khi hoạt động trên biển.

12. Học kỳ Quân đội CHÍNH QUY là gì?

  • Chương trình Học kỳ Quân đội chính quy là chương trình do các cấp bộ Đoàn, các đơn vị thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị Quân đội tổ chức, được quy định trong Hướng dẫn Liên tịch số 723 HDLT/TCCT-TWĐTN về Tổ chức Lớp “Học kỳ trong Quân đội” trong thanh thiếu niên giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Các đơn vị doanh nghiệp hoặc các trung tâm huấn luyện kỹ năng do tư nhân thành lập  không được tổ chức hoặc phối hợp với đơn vị quân đội tổ chức chương trình học kỳ trong quân đội theo Quy định của Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Đơn vị nào tổ chức không đúng quy định sẽ bị Cơ quan cấp trên kiểm tra và đình chỉ theo quy định.
    Phụ huynh nên lưu ý tìm hiểu rõ về đơn vị tổ chức HKQĐ trước khi đăng ký tham gia.

13. Cách thức đăng ký tham gia?

  •  Tất cả các bạn có nguyện vọng tham gia chương trình có thể đến tìm hiểu nội dung, được tư vấn và đăng ký trực tiếp tại Trung tâm SYC:  212 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, Tp.HCM; hoặc cơ sở Bình Tân Số 1 đường số 3, KDC Vĩnh Lộc, P. Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Tp.HCM; 
  • Đối với các học viên cũng như các phụ huynh ở xa Tp.HCM, quý vị có thể liên hệ Trung tâm SYC để đăng ký từ xa thông qua trang tìm hiểu nội dung ở website hockiquandoi.net; fanpage: Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam và liên hệ trực tiếp nhân viên tư vấn để đăng ký qua Email: tuvansyc@gmail.com;  Zalo: 0902.300.132 …và thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Sau khi nhận đăng ký, Trung Tâm sẽ liên hệ để chuyển những thông báo cần thiết cho quá trình chuẩn bị cũng như tham gia.

14. Thông tin chuyển khoản cho phụ huynh ở xa?

  •  Thông tin chuyển khoản:
    – Tên đơn vị:                Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Miền Nam
    – Tên tài khoản:          Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Miền Nam
    – Số tài khoản:             246 7777 8888
    – Mở tại:    Ngân hàng Á Châu (ACB) Chi nhánh Gò Mây (TP. HCM)
  • Lưu ý: Trên phiếu chuyển khoản có dòng Lý do, để thuận tiện cho chúng tôi trong việc kiểm tra thông tin người đăng ký, bạn nên ghi như sau:
    Mã học viên, Họ tên học viên, Họ tên phụ huynh, Số điện thoại liên lạc:

    Ví dụ: HKxxx, TRAN VAN B, TRAN VAN C, 09099xxxxx

15. Khi tham gia chương trình, phụ huynh cần chuẩn bị những gì cho con?

  •  Ngoài đồng phục các em được trung tâm cấp phát, PH cần chuẩn bị thêm vật dụng cá nhân: quần áo mặc ngủ, khăn tắm, khăn mặt, bàn chải + kem đánh răng…. Sẽ có thông báo dặn dò cụ thể trước khi chương trình diễn ra.

16. Liên hệ với học viên trong thời gian diễn ra chương trình?

  •  Phụ huynh không được phép lên đơn vị huấn luyện để thăm học viên.
  • Trường hợp cần thiết phải liên lạc thông tin gấp cho học viên, thì phụ huynh gọi điện thoại cho điều phối viên phụ trách tiểu đội.
  • Quý phụ huynh có thể theo dõi thông tin, hình ảnh, tình hình hoạt động của học viên hàng ngày qua các kênh như sau: Fanpage của Trung tâm www.facebook.com/thanhthieunienmiennam hoặc qua website tại địa chỉ  www.hockiquandoi.net .
  • Hình ảnh hoạt động của chương trình hàng ngày thông thường sẽ được đăng 2 lần, hoạt động buổi sáng được cập nhật vào lúc 13h, hoạt động buổi chiều, tối được cập nhật vào lúc 21h30 phút, trừ ngày có hoạt động hành quân dã ngoại sẽ cập nhật 1 lần vào buổi tối.

17. Những vật dụng học viên không được đem theo?

  • Không đem điện thoại di động, thiết bị điện tử nghe nhạc, xem phim.
  • Không đem thiết bị quay phim chụp ảnh; thiết bị điện tử game, công nghệ cao.
  • Không đem theo đồ trang sức quý giá, tài sản cá nhân có giá trị lớn.
  • Không đem theo tiền mặt quá 300 nghìn đồng.

18. Sau khi tham gia khóa học sẽ được những gì và thay đổi ra sao?

  •  Ở khía cạnh Tâm lý Thực hành thì Học kỳ Quân đội và những trải nghiệm của nó sẽ mang lại những bài học thay đổi thông qua các trải nghiệm, đó là những kích thích tích cực được hình thành và củng cố thông qua khoảng thời gian tập trung của chương trình. Đặc biệt là khía cạnh tình cảm gia đình và ý thức trách nhiệm, các học viên sẽ được “đánh thức” bằng bài giảng cảm xúc và những lá thư tay của bố mẹ, sự phối hợp đó sẽ đảm bảo hiệu quả của chương trình, và các học viên trở về sẽ có sự thay đổi.
  • Sau khi trở về nhà, phụ huynh cũng cần những tương tác tích cực tiếp theo, đồng thời cũng thường xuyên nhắc lại bài học cho con, tạo điều kiện cho con thực hành những tố chất đã được rèn luyện như sự tự lập, sự chia sẻ, cộng tác, kỷ luật tự giác… và duy trì một môi trường rèn luyện thì những tiến bộ của con sẽ được duy trì và tiếp tục phát triển.
  • Như vậy, hiệu quả của chương trình cũng như việc duy trì kết quả lâu dài cũng phụ thuộc rất lớn vào sự đồng hành của quý vị phụ huynh. Có thể nói chương trình thành công chỉ có 50% là do Ban Tổ Chức, 50% còn lại chính là do công sức của quý phụ huynh.

Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam

 

 

Bình luận Facebook