10 việc quan trọng trẻ cần đạt trước 10 tuổi

7168

Dưới đây là những kĩ năng sống mà trẻ cần đạt được trước 10 tuổi.

Làm việc nhà

Khi 2 tuổi, trẻ có thể xếp gọn đồ vào thùng sau khi chơi. Nếu tập làm việc nhà từ sớm, trẻ sẽ bắt đầu coi đây là thói quen và việc cần làm. Đến 7-8 tuổi, trẻ có thể đảm đương nhiều công việc như lau gương nhà tắm, gấp chăn gối, mang bát, đũa ra bồn rửa… Trẻ ở độ tuổi này muốn được trao quyền và trách nhiệm, do đó bạn có thể để trẻ phụ trách một số công việc nhất định.

Ảnh: Chiến sĩ Học kỳ quân đội – Trung tâm SYC

Bạn không cần quá lo lắng việc “trẻ còn nhỏ liệu có thể làm được không?” bởi mỗi độ tuổi lại có những việc làm phù hợp. Nếu quá bao bọc và không yêu cầu làm việc nhà, trẻ sẽ không thể hiểu sự vất vả, trách nhiệm cũng như không có thêm một số kỹ năng cần thiết.

Biết các kỹ năng sinh tồn cơ bản
+ Biết bơi: Đuối nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do tai nạn ở trẻ em và biết bơi là giải pháp có thể ngăn chặn sự cố này ở mức độ lớn. Ngoài ra bơi lội còn giúp trẻ khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và nâng cao các kỹ năng xã hội cá nhân. 
Ảnh: Chiến sĩ Học kỳ quân đội – Trung tâm SYC
+ Kỹ thoát hiểm: Trẻ cần biết kỹ năng thoát hiểm khi gặp sự cố hỏa hoạn, kỹ năng định vị khi bị lạc, đây là những kỹ năng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của trẻ vì vậy trẻ cần được hướng dẫn luyện tập thường xuyên.
Ảnh:  Học viên Trung tâm SYC – thực hành thoát nạn khi gặp hỏa hoạn
Tự đánh răng

Ruby Gelman, nha sĩ nhi khoa ở thành phố New York, Mỹ, gợi ý một cách kiểm tra xem con bạn có thể tự đánh răng hay chưa. “Khi trẻ có thể ngậm một ngụm nước, súc miệng sau đó nhổ vào bồn rửa thay vì nuốt, bạn có thể yên tâm để trẻ đánh răng một mình. Việc này có thể bắt đầu khi trẻ 4-5 tuổi”, Ruby nói.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên để trẻ tự đánh răng một lần một ngày. Chẳng hạn, nếu trẻ tự làm vào buổi sáng, bạn nên giúp trẻ vào buổi tối để vệ sinh rặng miệng sạch sẽ, tránh sâu răng. Để giúp trẻ làm tốt hơn, bạn nên đánh răng cùng trẻ và quy định khoảng thời gian phù hợp.

Dọn cơm, rửa bát 

Với trẻ 3 – 6 tuổi, có thể giúp mẹ làm những việc đơn giản khi dọn cơm như: chia khăn giấy, bát ăn, chia đũa cho mọi người trong nhà, lớn hơn 6 – 10 tuổi trẻ có thể cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình, phụ giúp mẹ nhặt rau, sơ chế thực phẩm. Điều này giúp trẻ sớm tự lập, ngoan ngoãn hơn, thích thú hơn trong mỗi bữa ăn. Giai đoạn này trẻ rất thích bắt chước người lớn và rất thấy hứng thú khi được công nhận.

Ảnh: Chiến sĩ Học kỳ quân đội – Trung tâm SYC

Sau khi ăn xong, mẹ hãy yêu cầu trẻ thu dọn và rửa bát, sẽ giúp bé tự lập sớm, tạo thói quen ngăn nắp và sạch sẽ, không chỉ thế còn tạo cho trẻ sự hứng khởi vì được làm những việc như người lớn.

Tự tắm, giặt

Mẹ hãy tập cho trẻ tự tắm ở giai đoạn từ 3 – 5 tuổi. Chuẩn bị cho bé một chậu nước ấm to, một chiếc khăn cọ và một chiếc khăn tắm lớn và hướng dẫn bé. Trong khi bé tắm, mẹ vẫn cần ở bên cạnh, động viên và khen ngợi trẻ. Nếu trẻ chưa làm sạch khu vực nào trên cơ thể thì mẹ cha hãy giúp con. Không nên để con tắm quá lâu sẽ dễ làm con bị cảm.

Ảnh: Chiến sĩ Học kỳ quân đội – Trung tâm SYC

Khi trẻ lớn hơn 7 – 8 tuổi mẹ hãy hướng dẫn bé tự giặt quần áo của mình để tạo tính tự lập sớm và tạo thói quen sạch sẽ cho trẻ nhưng mẹ vẫn cần kiểm tra lại quần áo trẻ tự giặt, tránh trường hợp quần áo còn bần, chưa được xả sạch sẽ gây hại đến da của trẻ 

Chuẩn bị đồ cho vào balo 

Giai đoạn 3 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo. Đây là độ tuổi bé có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lí và có thể trở nên nghịch ngợm và bướng bỉnh hơn. Việc dạy con tự xếp đồ vào balo giúp trẻ rèn luyện tính tự lập, phân tán sự chú ý làm trẻ bớt nghịch phá hơn và tạo ra sự hứng khởi cho trẻ khi đi học và thấy có trách nhiệm hơn với việc đi học. 

Giai đoạn 5 – 6 tuổi mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách sắp xếp ba lộ gọn gàng, tự kiểm tra lại sách vở, đồ dùng học tập trước khi đi học, điều này sẽ giúp trẻ cẩn thận và tập thói quen ngăn nắp cho trẻ

Đi xe đạp

Hoạt động này đòi hỏi trẻ rất nhiều kỹ năng và phẩm chất: Giữ thăng bằng, tự tin và kiên trì. Khi có ba yếu tố này và nằm trong độ tuổi 4-9, trẻ đã sẵn sàng để đi xe đạp hai bánh. Kích thước của xe sẽ phụ thuộc vào thể chất và dáng người của trẻ, nhưng việc đi hai bánh hoàn toàn có thể.

Để bắt đầu, bạn nên tháo bàn đạp, hạ yên xe đến mức thấp nhất để chân trẻ có thể chạm đất. Sau đó, bạn yêu cầu trẻ dùng sức chân đẩy xe tiến về phía trước để tập giữ thăng bằng. Khi đã thành thạo, bạn lắp bàn đạp trở lại, giữ đằng sau để trẻ tập đạp đến khi có thể buông tay.

Biết trồng cây

Việc dạy trẻ trồng cây mang lại rất nhiều lợi ích, vừa giúp trẻ có cơ hội được vận động, đồng thời tiếp nhận các kĩ năng lao động cơ bản như chọn cây, xới đất, vun, tưới.

Ảnh: Chiến sỹ tí hon – Trung tâm SYC

Điều quan trọng nhất là trẻ cũng sẽ cảm nhận được giá trị và ý nghĩa của việc mình đang làm. Trồng cây giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, kích thích sự tò mò sáng tạo của trẻ.

Điều trị vết thương nhỏ

Dạy con ngay từ khi còn nhỏ đừng hoảng sợ khi thấy máu (và có những phản ứng thái quá). Khi trẻ bị đứt tay, sứt chân…bé la khóc kêu đau, bạn hãy kể một câu chuyện hài nhằm đánh lạc hướng bé khỏi cơn đau sau đó hướng dẫn cách sử dụng bông ép vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, thoa thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng dán y tế giúp khép miệng vết thương hở nhanh chóng, an toàn. Tất nhiên đây chỉ là những vết thương có miệng nhỏ, miệng vết thương sạch, không chảy máu nhiều và không cần phải khâu. Trong trường hợp bị nặng hơn cần kêu to để có được sự trợ giúp của người lớn đưa đến bệnh viện.

Nghe điện thoại

Ở tuổi 5-6, nhiều đứa trẻ sẽ nhanh chóng nghe điện thoại của bố mẹ nếu chuông reo và người lớn chưa có mặt kịp. Trẻ ở độ tuổi này có khả năng trả lời và đối đáp với người gọi điện, không cảm thấy sợ hãi. Do đó, bạn nên tập cho trẻ nghe điện thoại, giải thích “bố mẹ cháu đang bận” và cách gọi điện cho một số người đáng tin cậy nếu gặp sự cố.

Đến 7 tuổi, trẻ có thể trả lời bất kỳ cuộc điện thoại nào và trở nên bạo dạn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn chưa thể giúp bạn nhận điện thoại khi có việc bận, bạn nên dặn trẻ không được nghe điện thoại của bố mẹ hoặc nói người nghe gọi lại sau.

Ngoài những việc kể trên, bố mẹ cũng nên tập cho trẻ các kỹ năng khác như kỹ năng tự học, tự tìm hiểu; kỹ năng ; kỹ năng viết thư; kỹ năng mua sắm; kỹ năng dọn vệ sinh phòng ở và phòng tắm; tính kỷ luật, trách nhiệm; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng tôn trọng người khác…

 

Trung tâm SYC

Bình luận Facebook