Sợ hãi là cảm xúc tự nhiên của con người nhằm cảnh báo về những thiệt hại có thể xảy ra. Nó như một lời kêu gọi hành động để bảo vệ bản thân. Tuy nhiên trong thế giới hiện đại, nỗi sợ hãi thường có xu hướng vượt khỏi nguy cơ và có thể ngăn cản con người đạt được những gì mong muốn.
Là phụ huynh, bạn cần có hành động cụ thể để giúp con đối phó với sợ hãi. Lifehack đưa ra 10 lời khuyên cho bạn.
Nội dung chính
- 1. Thừa nhận nỗi sợ hãi
- 2. Để con biết rằng thất bại cũng là một lựa chọn
- 3. Đừng đặt nỗi sợ hãi của bạn lên con
- 4. Giúp con xác định nỗi sợ hãi thực sự
- 5. Cho con thấy những lợi ích
- 6. Nhắc lại những lần con vượt qua nỗi sợ hãi
- 7. Tránh so sánh con với người khác
- 8. Cho con biết có những lúc sợ hãi là tốt
- 9. Giải thích cho con hiểu có thể cần nhiều bước nhỏ để vượt qua sợ hãi
- 10. Thường xuyên nhắc con không cô đơn
1. Thừa nhận nỗi sợ hãi
Nói đừng sợ hoặc cấm sợ hãi ngớ ngẩn không phải là cách hiệu quả giúp con vượt qua. Bạn cần thừa nhận vì đó là thực tế. Hãy để con có cơ hội nói về nó và cho thấy bạn thực sự hiểu. Sự sợ hãi cần được thừa nhận trước khi giúp con loại bỏ nó.
2. Để con biết rằng thất bại cũng là một lựa chọn
Mọi người đều phải chịu áp lực là không được thất bại và tỏ ra sợ hãi mà quên rằng nó là một phần quan trọng của quá trình học tập. Hầu hết phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử đều là kết quả của một loạt nỗ lực không thành công.
Vì vậy, hãy cho con biết rằng đôi khi có thể thất bại và không cần sợ hãi vì điều đó. Hãy chỉ cho con cách học hỏi từ thất bại để làm tốt hơn trong những lần tiếp theo.
3. Đừng đặt nỗi sợ hãi của bạn lên con
Đây là điều hầu hết phụ huynh nhận thức được nhưng thực tế bạn không bao giờ có thể che giấu hoàn toàn nỗi sợ của mình trước con. Những gì bạn có thể làm là nói chuyện, cho con thấy bạn cũng là người bình thường và cũng biết sợ hãi. Hãy cho con thấy cách bạn đang làm để đối phó và vượt qua những nỗi sợ đó.
◊ Cách nhận diện chương trình học kỳ quân đội chính quy?
◊ Học kỳ quân đội huấn luyện gì?
◊ Lý do chọn học kỳ quân đội SYC!
4. Giúp con xác định nỗi sợ hãi thực sự
Nếu ai đó nói rằng sợ bay thì có lẽ họ không thực sự sợ điều đó mà là sợ bị rơi xuống đất. Con nói sợ những quái vật dưới gầm giường, nhưng thực tế đang sợ quái vật đi ra khỏi gầm giường và làm hại mình. Như vậy, con đang không xác định đúng nỗi sợ. Hãy giúp con hiểu được điều đó và cùng con giải quyết vấn đề.
5. Cho con thấy những lợi ích
Đôi khi con tập trung quá vào nỗi sợ mà không nhìn thấy những thứ xung quanh. Hãy trò chuyện nhiều với con về lợi ích của việc vượt qua nỗi sợ, những gì có thể đạt được sau đó. Hãy hỏi những câu hỏi để khuyến khích con suy nghĩ về kết quả tích cực thay vì chỉ nói theo cách liệt kê.
6. Nhắc lại những lần con vượt qua nỗi sợ hãi
Hãy nhắc nhớ ở thời điểm trước, con sợ phải thử một cái gì đó nhưng cuối cùng đã tận hưởng nó. Cách làm này giúp con tự tin hơn vào khả năng của mình.
7. Tránh so sánh con với người khác
8. Cho con biết có những lúc sợ hãi là tốt
Việc vượt qua nỗi sợ hãi là rất quan trọng nhưng cũng cần nhớ rằng có một số nỗi sợ hoàn toàn hợp lý và lành mạnh. Nếu con sợ nhảy xuống một dòng sông đầy cá sấu, đó là điều tốt và bạn không có lý do gì để bắt con phải vượt qua nỗi sợ đó. Hãy giải thích để con nhận ra sự khác biệt giữa nỗi sợ hợp lý và phi lý bằng cách nói về những rủi ro và hậu quả.
9. Giải thích cho con hiểu có thể cần nhiều bước nhỏ để vượt qua sợ hãi
Đôi khi cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ là nhảy thẳng vào nó nhưng cũng có lúc giải quyết một cách chậm rãi và nhẹ nhàng lại tốt hơn. Nếu nỗi sợ đang áp đảo tâm trí con, hãy cho thấy con có thể chinh phục theo từng bước nhỏ và chỉ chuyển sang bước tiếp theo khi đạt được mức độ thoải mái nhất định. Lập kế hoạch các bước để con thấy rõ những gì sẽ xảy ra và đừng gây bất ngờ vì con sẽ không tin tưởng bạn vào những lần sau.
10. Thường xuyên nhắc con không cô đơn
Đây có lẽ là điều quan trọng nhất. Hãy giải thích để con hiểu rằng không phải đối mặt với nỗi sợ hãi một mình. Nếu cảm thấy an toàn khi biết có người đồng hành, con sẽ tự tin tiến lên phía trước.
Theo VnExpress