HỆ THỐNG CÁC NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO THANH THIẾU NIÊN (PHẦN KẾT)

2011

 

 Một số nội dung thực tế liên quan đến hoạt động phát triển kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên

    • Những hoạt động thường nhật và những kỹ năng sống tương ứng

Rèn luyện kỹ năng sống thông qua những hoạt động thường nhật sẽ giúp thanh thiếu có những trải nghiệm phong phú, đa dạng qua đó hình thành được nhiều loại kỹ năng sống khác nhau để đáp ứng được cuộc sống muôn màu. Một số nguyên tắc cần tuân thủ của rèn luyện kỹ năng là “học qua làm và học bằng làm” nên các tình huống trong cuộc sống là môi trường, hình thức hữu hiệu để rèn luyện kỹ năng cho các em.

STT HOẠT ĐỘNG THƯỜNG NHẬT KỸ NĂNG TƯƠNG ỪNG
 

1

 

Vệ sinh cá nhân

Kỹ năng tự phục vụ

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả

 

2

 

Giao lưu bạn bè

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng quản lý cảm xúc

 

3

 

Giao tiếp với người lớn

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng quản lý cảm xúc

 

 

4

 

 

Hoạt động vui chơi, giải trí

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng giải quyết vấn đề

 

5

 

Hoạt động ăn uống

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp

 

 

6

 

 

Hoạt động lao động

Kỹ năng tự phục vụ

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng giải quyết vấn đề

 

 

7

 

 

Hoạt động học tập

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng tổ chức công việc

Cách thức thực hiện

Rèn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên qua các hoạt động thường nhật có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn hoạt động kỹ năng tương ứng. Thông thường một hoạt động sẽ có nhiều kỹ năng tương ứng. Nhưng để tạo được hiệu quả cao, người rèn luyện cần tìm hiểu đối tượng được rèn luyện kỹ năng nào? Ở mức độ bao nhiêu? Để từ đó có thể chọn một hoặc một số kỹ năng cần thiết trong số những kỹ năng tương ứng với hoạt động thường nhật đó để rèn luyện cho thiếu niên.

Bước 2: Xác định cấu trúc kỹ năng muốn rèn luyện và các thành phần của kỹ năng đó được thể hiện như thế nào, ở đó trong hoạt động thường nhật?

Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động thường nhật để rèn luyện kỹ năng sống?

Bước 4: Đưa thanh thiếu niên vào các hoạt động thường nhật. Đây là bước thực hiện rèn luyện hay nói cách khác, đây là bước quan trọng nhất trong tiến trình rèn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong hình thức rèn luyện kỹ năng qua các hoạt động thường nhật. Ở bước này, người rèn luyện cần phân tích giải thích cho các em hiểu được tác dụng, vai trò và tham gia hoạt động vừa trau dồi tri thức và thái độ tích cực đối với kỹ năng được rèn luyện. Ngoài ra, các kỹ năng cần được chia nhỏ thành các hành vi cụ thể để thanh thiếu niên có thể thực hiện được khi tham gia hoạt động thường nhật.

Bước 5: Điều chỉnh, củng cố. Đây là bước sau khi các em đã được rèn luyện kỹ năng thông qua hoạt động, người rèn luyện cần nhắc nhở, điều chỉnh, khuyến khích các em điều chỉnh, duy trì việc rèn luyện kỹ năng sống được đề cập đến trong hoạt động thường nhật mà các em mới tham gia. Để bước này có hiệu quả, người rèn luyện cần sử dụng những lời góp ý chân thành, tinh tế để tránh làm tổn thương các em. Có những hình thức khen thưởng hoặc trách phạt kịp thời khi các em hoàn thành tốt hoặc không tốt việc rèn luyện kỹ năng sống tương ứng.

Nhìn chung, việc rèn luyện kỹ năng sống cho thiếu niên qua các hoạt động thường nhật có ưu điểm là phong phú, đa dạng những cũng chính vì vậy mà thiếu yếu tố đồng bộ, nhất quán trong việc rèn luyện kỹ năng. Nên khi thực hiện cần chú ý đến việc lựa chọn, sàng lọc các hoạt động và các dạng kỹ năng sống để rèn luyện cho phù hợp. Việc rèn luyện các kỹ năng cũng cần có kế hoạch từ trước để tránh việc rèn luyện không đến nơi, đến chốn hoặc rèn luyện các kỹ năng chồng lấn, bất hợp lý với nhau.

  • Những tình huống thường gặp gắn với những kỹ năng sống tương ứng

Gia đình là một môi trường gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, và lẽ đương nhiên lứa tuổi thanh thiếu niên cũng không phải ngoại lệ. Ở độ tuổi này, các em sống và hoạt động trong hai môi trường chủ đạo là gia đình và nhà trường. Vậy nên việc dùng các tình huống gia đình để giáo dục các em là rất cần thiết.

Một mặt, vận dụng sự phong phú đa dạng và thực tế của các tình huống trong gia đình là một hình thức hữu hiệu cho việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em.

Mặt khác, những tình huống trong gia đình là những nội dung rất cần thiết cần phải trang bị cho mỗi con người vì như đã nói ở trên đây là một môi trường dù muốn hay không cũng sẽ đi theo suốt cuộc đời mỗi người. Nên nó là những nội dung cần thiết, cơ bản mà việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em thanh thiếu niên hướng đến.

STT TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP KỸ NĂNG TƯƠNG ỪNG
 

1

 

Gia đình xung đột, bất hòa

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết xung đột

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng hàn gắn mối quan hệ xã hội

 

2

 

Gia đình gặp chuyện vui

Kỹ năng thể hiện cảm xúc

Kỹ năng chia sẻ cảm xúc

 

3

 

Bữa cơm trong gia đình

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả

Kỹ năng tự phục vụ

Kỹ năng đồng cảm, sẻ chia

Kỹ năng quan sát

 

 

4

 

Gia đình

gặp khó khăn về kinh tế

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng tư duy tích cực

Kỹ năng tạo động lực

Kỹ năng định hướng mục tiêu

 

 

5

 

 

Gia đình có thêm thành viên mới

Kỹ năng tự phục vụ

Kỹ năng đồng cảm, sẻ chia

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng thể hiện cảm xúc

 

6

 

Gia đình mất đi thành viên

Kỹ năng quản lý cảm xúc

Kỹ năng đồng cảm, sẻ chia

Kỹ năng tư duy tích cực

 

7

 

Gia đình có ngày tưởng nhớ (đám giỗ, cưới, kỵ,…)

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng làm việc nhóm

 

 

8

 

 

Ngày Tết, Lễ trong gia đình

Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng tự phục vụ

Cách thức thực hiện

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em qua tình huống gia đình có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khi có một tình huống trong gia đình diễn ra, người rèn luyện cần xác định một hoặc một số kỹ năng sống có thể giáo dục các em tương ứng với tình huống đó.

Bước 2: Xác định cấu trúc của kỹ năng sống muốn rèn luyện cho các em bao gồm những thành tố nào, mặt biểu hiện nào.

Bước 3: Phân tích, giảng giải, làm mẫu cho các em về kỹ năng muốn rèn luyện.

Bước 4: Cho các em thực hành lại, điều chỉnh, củng cố bắng các biện pháp khen thưởng hoặc trách phạt. Điều cần lưu tâm ở đây là bên cạnh việc các em thực hiện lại theo mẫu, người rèn luyện cần khuyến khích các em chủ động hoặc tìm tòi những cách thực hiện sáng tạo so với mẫu.

Nhìn chung, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho các em thanh thiếu niên qua các tình huống gia đình chủ yếu được thực hiện trong gia đình và người đóng vai trò rèn luyện là người lớn trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc phụ huynh đề có kiến thức và kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Đây là hạn chế nổi bật của hình thức này. Vậy nên để thực hiện hiệu quả hình thức này, thì phụ huynh cần tìm hiểu hoặc được tập huấn về cách giáo dục kỹ năng sống cho các em, lưu ý đến tính chân thật, khách quan của tình huống để các em không cảm thấy mất tự nhiên, đồng thời kỹ năng cũng không mất đi tính thực tế. Đây là  những việc làm đóng vai trò then chốt cho sự thành công của hình thức này, đặc biệt luôn tuân thủ nguyên tắc “dĩ thân vi giáo” tức là làm gương cho các em.

Tạm kết

Bước vào tuổi thanh thiếu niên, các em có xu hướng thoát khỏi sự giám sát của cha mẹ, đòi hỏi có được địa vị bình đẳng trong gia đình và bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ gia đình để nếm trải giao tiếp với mọi người trong xã hội với tư cách một cá thể tồn tại độc lập. Các em muốn tự xác định mục tiêu và kế hoạch cuộc đời mình, dùng lý trí phán đoán của cá nhân để xem xét mọi sự việc mà không có bất kỳ sự can thiệp nào, kể cả bố mẹ. Cái tôi và sự trưởng thành của thiếu niên phần lớn được hình thành và phát triển suôn sẻ, nhưng cũng có không ít trường hợp gặp khó khăn, dẫn đến những hệ quả xã hội nhất định.

Do đó, giáo dục lứa tuổi thanh thiếu niên ngày nay không phải đợi đến khi các em có những “hành vi không đúng” thì mới giáo dục, lúc ấy thì đã quá muộn và việc cần làm là sửa sai. Tập tiểu luận, chỉ là một trong những ý kiến với các mô hình tiếp cận và hệ thống tiếp cận được tổng hợp, bổ sung trên những trang sách, những video clip từ các chuyên gia và trong quá trình thực hiện việc giảng dạy kỹ năng sống tiếp thu được từ những kinh nghiệm. Hi vọng sẽ nó sẽ giúp người đọc thêm một phần kiến thức, góp phần vào hành trình gian nan nhưng đầy vinh quang của những nhà giáo dục dành trọn những tình cảm cho thế hệ trẻ. Vì thế hệ trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Bác đã từng nói:“cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”.

Một số hình ảnh

  1. Wesite: hockiquandoi.net, syc.vn
  2. Facebook: Trung tâm Syc
  3. Page: Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Miền Nam

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Hữu Long (chủ biên), Nguyễn Ngọc Duy, Võ Minh Thành (2016), Phát triển Kỹ năng sống, NXB Văn hóa – Văn nghệ.
  2. Bùi Văn Trực, Phạm Thế Hưng, Phương pháp Giảng dạy Kỹ năng sống, Trung tâm Huấn luyện kỹ năng sống Phù Sa Đỏ.
  3. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình kỹ năng sống, NXB ĐH Sư Phạm.
  4. Tiểu luận: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc Tiểu học: Cần tăng cường giải pháp (http://doc.edu.vn/tai-lieu/giao-duc-ky-nang-song-cho-hoc-sinh-bac-tieu-hoc-can-tang-cuong-cac-giai-phap-57502/)
  5. Tiểu luận: Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục Kỹ năng sống, s Phạm Phúc Tuy, P.Trưởng khoa Khoa giáo dục Trường ĐH Thủ Dầu Một
  6. Và một số bài báo, bài viết, hình ảnh khác tham khảo trên trang website: Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (syc.vn; hockiquandoi.net), Internet, Wikipedia,…

Minh Sơn

Nguồn: Tổng hợp

Bình luận Facebook